Trung Quốc lên kế hoạch sản xuất

Trung Quốc lên kế hoạch sản xuất "hạt của Chúa"

Trung Quốc lên kế hoạch sản xuất 'hạt của Chúa'

 

Năm 2025  Trung Quốc bắt đầu xây dựng hệ thống sản xuất hạt Higgs (hạt của chúa), kỳ vọng đây sẽ là một bước ngoặc lớn của nền khoa học thế giới nói chung và Trung Quốc nói riêng. 

> Công nghệ thay đổi thế nào trong 15 năm qua 

trung-quoc-len-ke-hoach-san-xuat-hat-cua-chua

 

Theo IB Times, máy gia tốc hạt mang tên Circular Electron Positron Collider (CEPC) do Trung Quốc xây dựng có chu vi từ 50 đến 100 km, gấp 2 - 4 lần Máy gia tốc hạt lớn (Large Hadron Collider - LHC) của Tổ chức nghiên cứu hạt nhân châu Âu với chiều dài 27 m. Các nhà khoa học đã hoàn thành thiết kế sơ bộ của máy gia tốc hạt. Theo kế hoạch, giai đoạn chế tạo đầu tiên sẽ bắt đầu giữa năm 2020 và 2025, giai đoạn thứ hai sẽ được tiến hành vào năm 2040.

Sau khi hoàn thiện, CEPC sẽ sản sinh hàng triệu hạt boson Higgs, hay còn gọi là "hạt của Chúa". Việc tăng cường hiểu biết về loại hạt này có thể giúp giới nghiên cứu trả lời những câu hỏi về vật chất tối - thứ vật chất vô hình chiếm phần lớn vũ trụ. Theo các nhà khoa học, CEPC cho năng lượng cao gấp 7 lần LHC.

"Chúng tôi đã hoàn thành thiết kế sơ bộ và tổ chức hội thảo đánh giá quốc tế gần đây. Bản thiết kế cuối cùng sẽ hoàn thiện vào cuối năm 2016", Wang Yifang, giám đốc Viện Vật lý Năng lượng cao của Trung Quốc chia sẻ. Kế hoạch cho giai đoạn đầu của dự án được công bố vào tháng 2 năm ngoái. "Chỉ có thông qua nghiên cứu bản chất của hạt Higgs, chúng ta mới có thể hiểu trọng tâm tương lai của vật lý phân tử", Wang nói.

"CEPC cho va chạm các electron và positron để tạo ra một môi trường cực sạch giúp sản sinh hạt Higgs. LHC đang tới gần mức năng lượng giới hạn, nó không thể gia tăng năng lượng với cơ sở vật chất hiện tại", Wang nhận xét.Giai đoạn thứ hai của dự án bao gồm một máy gia tốc hạt proton cực mạnh (Super Proton-Proton Collider) có mức năng lượng 100 TeV, cao hơn nhiều so với mức 13 TeV của LHC.

Các nhà khoa học cho biết kế hoạch này có khả năng thực hiện. "Các chuyên gia Trung Quốc sẽ cần sự giúp đỡ, nhưng họ có tiềm lực tài chính và họ rất tham vọng", Nima Arkani Hamed, nhà khoa học đến từ Viện Nghiên cứu Cao cấp của Mỹ, nhận định.

Nguồn: Vnexpress.net
Edit by loakeo.vn
zalo